Trang chủ >> Khoa Dược >> BẢN TIN SỐ 1/2019 Tháng 02/2019

BỆNH VIỆN ĐA KHOA THẢO NGUYÊN

KHOA DƯỢC – DƯỢC LÂM SÀNG

THÔNG TIN THUỐC

Chuyên đề An toàn dùng thuốc

BẢN TIN SỐ 1

Tháng 10 – 2018

Tài liệu lưu hành nội bộ

Trong số này:

  1. Thông tư 30/2018/TT-BYT ngày 30 tháng 10 năm 2018 và Những điểm đáng chú ý
  2. Tổng kết công tác báo cáo ADR năm 2018
  3. Điểm tin Cảnh giác dược
    1. Biến cố bất lợi sau tiêm vắc xin
    2. HSA: Ngày 19/12/2018, Cơ quan Khoa học Y tế Singapore cập nhật thu hồi thuốc ức chế Receptor Angiotensin II
    3. Health Canada: Ngày 20/12/2018, Cơ quan quản lý y tế Canada công bố kết quả kiểm nghiệm các thuốc nhóm sartan
  4. Thông tin về Quản lý thuốc

 

A. THÔNG TƯ 30/2018-TT-BYT NGÀY 30/10/2018 CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ VÀ NHỮNG ĐIỂM ĐÁNG CHÚ Ý 
 

I. TỔNG QUAN THÔNG TƯ 30

Về tổng quan danh mục thuốc và các quy định thanh toán, Thông tư 30 đã có một số sự thay đổi so với Thông tư 40 với các điểm chính được trình bày trong bảng sau đây.

Bảng 1. So sánh Thông tư 30 với Thông tư 40.

 

Như vậy, sau công văn số 7086/BYT-BH của Bộ Y tế ngày 26/09/2016 về việc giải đáp vướng mắc liên quan đến việc thanh toán thuốc BHYT, thì Thông tư 30, tại Khoản 2, Điều 4, đã nêu rõ quỹ BHYT chỉ thanh toán khi chỉ định thuốc phù hợp với chỉ định trong tờ hướng dẫn sử dụng thuốc kèm theo hồ sơ đăng ký thuốc đã được Bộ Y tế cấp phép hoặc Hướng dẫn chẩn đoán & điều trị của Bộ Y tế ban hành. Các trường hợp đặc biệt khác, Bộ Y tế sẽ lập Hội đồng để xem xét.

Đối với thuốc phối hợp, trước đây Thông tư 40 thanh toán cho thuốc phối hợp khi từng hoạt chất riêng lẻ được thanh toán (trừ vitamin và khoáng chất). Tuy nhiên, hiện nay Thông tư 30 đã bỏ quy định này và tại Phụ lục 01 đã chỉ rõ các phối hợp thuốc được thanh toán BHYT. Như vậy, các phối hợp thuốc trong một số biệt dược sẽ không còn được thanh toán BHYT khi Thông tư 30 có hiệu lực. Điều này sẽ được trình bày rõ trong phần sau của bài viết.

1.1. HOẠT CHẤT/PHỐI HỢP HOẠT CHẤT TRONG DANH MỤC THUỐC GENERIC TRÚNG THẦU NĂM 2017- 2018 CỦA SỞ Y TẾ SƠN LA PHÂN BỔ CHO BỆNH VIỆN ĐA KHOA THẢO NGUYÊN BỊ LOẠI KHỎI DANH MỤC THEO TT 30/2018.

So sánh Danh mục thuốc Generic trúng thầu năm 2017-2018 của Sở Y tế Sơn La phân bổ cho Bệnh viện đa khoa Thảo Nguyên và phụ lục 01 theo thông tư 30/2018 có 24 thuốc thuộc 17 công ty cung ứng bị loại khỏi danh mục thanh toán của BHYT.

Tuy nhiên theo khoản 2 điều 7 của thông tư 30 về quy định chuyển tiếp: “Đối với thuốc hoặc đường dùng, dạng dùng của thuốc thuộc phạm vi được hưởng của người tham gia bảo hiểm y tế theo quy định của Thông tư số 40/2014/TT-BYT, Thông tư số 36/2015/TT-BYT, Thông tư số 50/2017/T7-BYT mà không thuộc phạm vi được hưởng của người tham gia bảo hiểm y tế theo quy định của Thông tư này, hoặc thuốc bị thu hẹp hạng bệnh viện được sử dụng theo quy định tại Thông tư này,Quỹ bảo hiểm y tế tiếp tục thanh toán cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đến khi sử dụng hết số thuốc đã trúng thầu theo kết quả lựa chọn nhà thầu cung ứng thuốc và đã được cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ký hợp đồng cung ứng với nhà thầu trước ngày 01 tháng 01 năm 2019”.

Cụ thể các thuốc bị loại khỏi danh mục được trình bày trong bảng sau.

Bảng 2: Một số thuốc ngừng thanh toán BHYT khi hết số lượng được phân bổ trong thầu 2017-2018 tại đơn vị.

 

STT

Tên thuốc

Hoạt chất

Đường dùng

Số lượng được phân bổ

Ghi chú

1. Công ty Cổ phần dịch vụ thương mại và Dược phẩm Hà Nội

1

Cholinsmax

Citicolin

Uống

4.000

 

2

Hilan kit

Pantoprazol + Clarithromycin + Metronidazol

Uống

2.000

 

2. Liên danh thầu Công ty CPDP Vĩnh Phúc - Công ty CPDP Minh Tâm

3

Cetrazole 1g

Cetrazole 1g

Tiêm truyền

20.000

 

4

Inore - Kit

Lanzoprazol + Tinidazol + Clarithromycin

Uống

5.000

 

3. Công ty Cổ phần Dược phẩm Trung ương Codupha

5

Canvey

Nystatin + Metronidazol + Cloramphenicol + Dexamethason

Đặt âm đạo

4.000

 

4. Công ty Cổ phần Dược phẩm Vinacare

6

Ozonbiotic Extra

Bacillus Subtillis + Lactobacillus acidophilus +Kẽm Gluconat

Uống

30.000

 

5. Công ty Cổ phần Dược phẩm Vipharco

7

Dobutamine Panpharma 250mg/20ml

Dobutamine

Tiêm truyền

20

 

6. Công ty Cổ phần thương mại Dược liệu Mường Thanh tỉnh Điện Biên

8

Parametboston

Paracetamol + Methionin

Uống

200.000

 

9

Polyclox 1000

Amoxicilin + Cloxacilin

Uống

100.000

 

10

Cloxaxim VCP

Ampicilin + Cloxacilin

Tiêm truyền

8.000

 

11

Tenafathin 1000

Cephalothin

Tiêm truyền

10.000

 

7. Công ty Cổ phần Thương mại Dược phẩm Việt Đức

12

Metronidazol and Sodiumcloride

Metronidazol + Natriclorid

Tiêm truyền

5.000

 

8. Công ty Cổ phần Thương mại và Dược phẩm Hoàng Giang

13

Tenafathin 500

Cefalothin

Tiêm truyền

3.000

 

14

Avigly

Glycyrrhizin + Glycin + L- Cystein

Tiêm truyền

4.000

 

9. Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Y tế Việt Nam

15

HD Plus 144 A

Natri clorid + natri acetat + calci clorid + magnesi clorid + kali clorid

Dung dịch thẩm phân

50.000

 

10. Công ty Cổ phần Thương mại Dược phẩm Sao Mai

16

Supzolin

Ceftezol

Tiêm truyền

20.000

 

11. Công Ty TNHH Dược Phẩm Kim Phúc

17

Venrutine

Vitamin C + rutin

Uống

100.000

 

12. Công ty TNHH Dược phẩm Tân An

18

Mezavitin

Vincamin+Rutin

Uống

50.000

 

13. Công ty TNHH Dược phẩm Thiên Minh

19

Tobiwel

Natri chondroitin sulfat

+ Retinol palmitat + Cholin hydrotartrat + Riboflavin + Thiamin hydroclorid

Uống

40.000

 

14. Công ty TNHH Một Thành Viên Dược Pha Nam Hà Nội

20

Merika Probiotics

Bacillus subtilis + Lactobacillus acidophilus

Uống

40.000

 

1.2. NHỮNG HOẠT CHẤT CÓ THAY ĐỔI QUAN TRỌNG VỀ ĐƯỜNG DÙNG, HẠNG BỆNH VIỆN, TỶ LỆ VÀ ĐIỀU KIỆN THANH TOÁN TRONG DANH MỤC THUỐC BỆNH VIỆN HIỆN CÓ

STT

Tên hoạt chất

Tên biệt dược

Đường dùng

Giới hạn chỉ định

1. Thuốc gây tê, mê

1

Diazepam

 

Tiêm

Đối với phòng khám đa khoa và trạm y tế xã: Quỹ BHYT thanh toán điều trị cấp cứu

2

Morphin

Morphin HCl 0,01g

Tiêm

  1. Thuốc chống thoái hóa khớp

3

Diacerein

 

Uống

Quỹ BHYT thanh toán điều trị thoái hóa khớp hông hoặc gối

  1. Thuốc khác/ Nhóm thuốc giảm đau, hạ sốt, chống viêm không steroid

4

Alpha chymotrypsin

Chymodk 8,4UI

Uống

Quỹ BHYT thanh toán trong điều trị phù nề sau phẫu thuật, chấn thương, bỏng.

  1. Thuốc giải độc và các thuốc dùng trong trường hợp ngộ độc

5

Glutathion

Tad

Tiêm

Quỹ BHYT thanh toán cho bệnh nhân sau xạ trị, bệnh nhân điều trị ung thư bằng cisplatin hoặc carboplatin; thanh toán 50%

5.Thuốc nhóm beta-lactam

6

Amoxicilin + Sulbactam

 

Tiêm

Quỹ BHYT thanh toán trong điều trị viêm tai giữa hoặc viêm phổi cộng đồng

7

Ceftriaxon

 

Tiêm

Quỹ BHYT thanh toán  tại Bệnh viện hạng đặc biệt, hạng I, II, bệnh viện chuyên khoa lao và bệnh phổi.

8

Piperacilin + tazobactam

 

Tiêm

9

Ticarcilin + acid clavulanic

 

Tiêm

  1. Thuốc điều trị đau nửa đầu

10

Flunarizin

 

Uống

Quỹ BHYT thanh toán  điều trị dự phòng cơn đau nửa đầu trong trường hợp các biện pháp điều trị khác không có hiệu quả hoặc kém dung nạp

  1. Máu và chế phẩm máu

11

Albumin

 

Tiêm truyền

Quỹ BHYT thanh toán trong trường hợp: Nồng độ albumin máu ≤ 2,5 g/dl hoặc sốc hoặc hội chứng suy hô hấp tiến triển; thanh toán 70%

8.Dung dịch cao phân tử

12

Tinh bột este hóa (hydroxyethyl starch)

 

Tiêm truyền

Quỹ BHYT thanh toán điều trị giảm thể tích tuần hoàn do mất máu cấp khi việc sử dụng dịch truyền đơn thuần không mang lại hiệu quả đầy đủ

  1. Thuốc chống đau thắt ngực

13

Trimetazidin

 

Uống

Quỹ BHYT thanh toán điều trị triệu chứng ở người bệnh đau thắt ngực ổn định không được kiểm soát đầy đủ hoặc người bệnh không dung nạp với các biện pháp điều trị khác

10.Thuốc lợi tiểu

14

Furosemid

 

Tiêm

Đối với phòng khám đa khoa và trạm y tế xã: Quỹ BHYT thanh toán điều trị cấp cứu

  1. Thuốc kháng acid và các thuốc chống loét khác tác dụng trên đường tiêu hóa

15

Omeprazol

 

Tiêm/

Uống

Quỹ BHYT thanh toán theo chỉ định trong tờ hdsd thuốc kèm theo hồ sơ đăng ký thuốc đã được cấp phép và chỉ định dự phòng loét dạ dày, tá tràng, xuất huyết tiêu hóa tại dạ dày, tá tràng do stress ở bệnh nhân hồi sức tích cực.

16

Esomeprazol

 

17

Pantoprazol

 

18

Rabeprazol

 

  1. Hocmon thượng thận và những chất tổng hợp thay thế

19

Methylprednisolon

 

Tiêm

Đối với phòng khám đa khoa và trạm y tế xã, quỹ BHYT thanh toán điều trị cấp cứu phản vệ.

  1. Thuốc tác động lên hệ thần kinh

20

Peptid (Cerebrolysin concentrate)

 

Tiêm

Quỹ BHYT thanh toán 50% trong các trường hợp:

- Đột quỵ cấp tính

- Sau chấn thương sọ não

- Sau phẫu thuật chấn thương sọ não

- Sau phẫu thuật thần kinh sọ não

21

Citicolin

 

22

Piracetam

 

Tiêm truyền

Quỹ BHYT thanh toán trong điều trị giật rung cơ có nguồn gốc vỏ não

23

Vinpocetin

 

Tiêm/

Uống

Quỹ BHYT thanh toán trong điều trị triệu chứng thần kinh của chứng sa sút trí tuệ do nguyên nhân mạch.

24

Cytidin-5monophosphat disodium + uridin

Hornol 5mg + 3mg

Nucleo CMP Forte 10mg + 6mg

Tiêm, Uống

Quỹ bảo hiểm y tế thanh toán điều trị tổn thương thần kinh ngoại biên.

25

Galantamin

Nivalin 5mg

 

Uống

Quỹ bảo hiểm y tế thanh toán điều trị chứng sa sút trí tuệ từ nhẹ đến trung bình trong bệnh Alzheimer.

Nivalin 5mg/1ml

Tiêm

Quỹ bảo hiểm y tế thanh toán điều trị:– Bệnh lý thần kinh ngoại vi liên quan đến rối loạn vận động trong trường hợp người bệnh nội trú và không sử dụng được dạng uống;– Liệt vận động sau khi mắc bệnh tủy sống;– Mất khả năng vận động sau đột quỵ, liệt não ở trẻ em;– Liệt ruột và bàng quang sau phẫu thuật;– Giải độc Atropin và chất tương tự Atropin.

Khoa Dược – Tổ Dược lâm sàng

B. TỔNG KẾT CÔNG TÁC BÁO CÁO ADR NĂM 2018

Tổng số báo cáo ADR trong năm 2018 tại bệnh viện từ các khoa phòng là 33 báo cáo. So với số lượng báo cáo ADR  năm 2017 (63 báo cáo), số lượng báo cáo ADR giảm rõ rệt.

Về chất lượng báo cáo ADR: Các báo cáo ADR phần lớn đầy đủ thông tin

1.     Phân bố số báo cáo ADR theo Khoa:

STT

Khoa

Số lượng

Tỷ lệ

1

Ngoại

20

60,6

2

Nội

9

27,3

3

HSCC

1

3,0

4

X-quang

2

6,1

5

Sản

1

3,0

Tổng cộng:

33

100

Nhận xét: Khoa Ngoại có số lượng báo cáo ADR nhiều nhất (20 ca) chiếm tỷ lệ 60,6%, tiếp đó là khoa Nội với số lượng báo cáo là 9 chiếm tỷ lệ 27,3 %. X-quang có 02 báo cáo tỷ lệ 6,1%. Các khoa HSCC, Sản có 1 báo cáo chiếm tỷ lệ 3%.

2.    Phân bố số báo cáo ADR theo nhóm thuốc

STT

Nhóm thuốc

Số báo cáo ADR

Tỷ lệ

1

Kháng sinh

27

81,8

2

Cản quang

5

15,2

3

Thuốc khác

1

3,0

Tổng số

33

100

Kháng sinh là nhóm thuốc có tỷ lệ báo cáo ADR nhiều nhất với 27 báo cáo chiếm tỷ lệ 81,8%. Thuốc cản quang có 05 báo cáo chiếm tỷ lệ 15,2%. Thuốc khác có 1 báo cáo chiếm 3,0% là thuốc Olepa inj (Piracetam) 5g/20ml, thuốc được dùng đồng thời với kháng sinh nên không loại trừ.

3.    Những thuốc được báo cáo nhiều nhất

Những thuốc nghi ngờ gây phản ứng có hại xuất hiện nhiều nhất trong các báo cáo mà khoa Dược ghi nhận được là:

STT

Thuốc

Số báo cáo ADR

Tỷ lệ (%)

1

Omnipaque

5

14%

2

Torlaxime

4

11%

3

Seosaft

3

8%

4

Pamecillin

3

8%

5

Cetrazole

3

8%

6

Ciprobay inj

2

6%

7

Ceftriaxone

2

6%

8

Combikit

2

6%

9

Ama-power

2

6%

10

Cefe inj ‘Swiss”

1

3%

11

Kyongbo cefoxitin

1

3%

12

Piperacillin

1

3%

13

Tinidazol

1

3%

14

CKD Ceftizoxim

1

3%

15

Cloxaxim

1

3%

16

Ciprofloxacin

1

3%

17

Proxacin

1

3%

18

Olepa inj

1

3%

19

Goldoflo

1

3%

Tổng số

36

100%

Trong các thuốc nghi ngờ được báo cáo, thuốc cản quang Omnipaque được báo cáo nhiều nhất với 05 trường hợp chiếm tỷ lệ 14%. Sau đó đến kháng sinh Torlaxime với 04 báo cáo chiếm tỷ lệ 11% và các kháng sinh như Seosaft (Ceftezol), Pamecilin (Ampicilin), Cetrazole (Ceftezol) với 03 báo cáo chiếm 8%.

4.    Phân bố báo cáo theo đường dùng

STT

Đường dùng

Số báo cáo ADR

Tỷ lệ

(%)

1

Tiêm, truyền tĩnh mạch

21

63,6

2

Uống

0

0

3

Test

12

36,4

Tổng số

3

100

Đường tiêm truyền tĩnh mạch chiếm tỷ lệ cao trong số các báo cáo ADR ghi nhận được (63,6%), test phản ứng có 12 báo cáo chiếm tỷ lệ 36,4%, không có trường hợp báo cáo phản ứng có hại nào khi sử dụng thuốc theo đường uống.

Khoa Dược xin trân trọng cảm ơn sự đóng góp của các khoa lâm sàng và cận lâm sàng, các cán bộ y tế đã tham gia báo cáo ADR trong năm 2018 và mong tiếp tục nhận được sự phối hợp để triển khai hiệu quả hoạt động giám sát ADR trong năm 2019.

Khoa Dược – Tổ Dược lâm sàng

C. ĐIỂM TIN CẢNH GIÁC DƯỢC

1. Biến cố bất lợi sau tiêm vắc xin

Ngày 28/12/2018, Báo sức khỏe đời sống đưa tin về biến cố bất lợi sau tiêm vắc xin ComBE Five

Trong tháng 10 và tháng 11 năm 2018, Bộ Y tế đã triển khai vắc xin DPT-VGB-Hib ComBE Five, do Công ty Biological E. Ltd Ấn Độ sản xuất, tại 7 tỉnh. Kết quả đã tiêm được 17.356 trẻ tại 7 tỉnh, tỷ lệ xuất hiện các phản ứng thông thường sau tiêm chủng là 5,5%. Trong tháng 12 năm 2018, vắc xin ComBe Five được triển khai trên toàn quốc. Tuy nhiên, thời gian qua có thông tin chia sẻ đã có trẻ tử vong sau tiêm chủng vắc xin ở Nam Định, điều này gây hoang mang trong cộng đồng, đặc biệt là các bà mẹ có con trong độ tuổi tiêm phòng.

(Ảnh minh họa: nguồn internet)

 

Theo đó, chiều 28/12, Bộ Y tế cho biết, hai trường hợp trẻ tử vong tại nhà sau tiêm chủng từ 36 đến 48 tiếng. Hai trẻ đều được khám sàng lọc, tiêm vắc xin ComBE Five, uống vắc xin bại liệt tại trạm y tế, được theo dõi 30 phút tại trạm sau tiêm đúng qui định và không có biểu hiện bất thường. Sau khi về nhà, trong vòng một đến hai ngày trẻ có biểu hiện sốt nhẹ, gia đình tự cho uống thuốc hạ sốt, không đưa đến cơ sở y tế. Sang ngày hôm sau, gia đình thấy trẻ tím tái, khó thở nên đưa cháu đến bệnh viện huyện, song cả hai cháu đã tử vong trước khi đến bệnh viện.

 

Sở Y tế Nam Định đã tiến hành điều tra nguyên nhân và họp Hội đồng Tư vấn chuyên môn đánh giá nguyên nhân, có sự tham gia của các chuyên gia của Bệnh viện Nhi Trung ương, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương. Hội đồng kết luận hai trường hợp trẻ tử vong sau tiêm chủng chưa nghĩ đến phản ứng phản vệ nặng sau tiêm vắc xin, không liên quan đến thực hành tiêm chủng.

 

Nguồn: http://canhgiacduoc.org.vn/Thongtinthuoc/TinYDuoc/1180/Biến-cố-bất-lợi-sau-tiêm-vaccin.htm

2. HSA: Ngày 19/12/2018, Cơ quan Khoa học Y tế Singapore cập nhật thu hồi thuốc ức chế Receptor Angiotensin II

(Ảnh minh họa: nguồn internet)

 

Trong những tháng gần đây, một số cơ quan quản lý nước ngoài đã tiến hành thu hồi một số sản phẩm thuộc nhóm thuốc ức chế thụ thể angiotensin II (ARB) do phát hiện tạp chất N-nitrosodimethylamine (NDMA) và N-Nitrosodiethylamine (NDEA).

Nhóm thuốc ARB được sử dụng để kiểm soát huyết áp cao và bao gồm valsartan, losartan, candesartan, fimasartan, irbesartan và olmesartan. Việc thu hồi được tiến hành vì các ARB chứa nồng độ không thể chấp nhận được của các tạp chất trên. Các nghiên cứu được thực hiện trên động vật đã chỉ ra rằng việc tiêu thụ lâu dài các tạp chất này có thể làm tăng nguy cơ xuất hiện của ung thư.

Tình hình trong nước

Để bảo vệ sức khỏe cộng đồng, Cơ quan Khoa học Y tế (HSA) đã kiểm nghiệm các ARB được lưu hành ở Singapore để tìm sự có mặt của hai tạp chất NDMA và NDEA. Đến nay, không có ARB nào trên thị trường được kiểm nghiệm bởi HSA đã phát hiện có chứa hàm lượng NDMA hoặc NDEA vượt quá giới hạn cho phép. Do đó, Singapore không bị ảnh hưởng bởi việc thu hồi các sản phẩm chứa sartan trên thế giới.

Mặc dù các loại thuốc ARB có sẵn ở Singapore không bị ảnh hưởng, HSA vẫn sẽ tiếp tục theo dõi tình hình trong nước và cập nhật cho người dân nếu có phát hiện mới.

span style="font-size:16px;font-weight:bold;font-style:italic">Khuyến cáo bệnh nhân

Bệnh nhân nên tiếp tục dùng thuốc ARB trừ khi có chỉ định khác của bác sĩ. Các thuốc ARB được sử dụng để điều trị huyết áp cao. Nếu không được điều trị, có thể dẫn đến cơn đau thắt ngực và đột quỵ.

 

Nguồn: http://canhgiacduoc.org.vn/CanhGiacDuoc/DiemTin/1178/HSA-Ng%C3%A0y-19-12-2019-C%C6%A1-quan-Khoa-h%E1%BB%8Dc-Y-t%E1%BA%BF-Singapore-c%E1%BA%ADp-nh%E1%BA%ADt-thu-h%E1%BB%93i-thu%E1%BB%91c-%E1%BB%A9c-ch%E1%BA%BF-Receptor-Angiotensin-II.htm

3. Health Canada: Ngày 20/12/2018, Cơ quan quản lý y tế Canada công bố kết quả kiểm nghiệm các thuốc nhóm sartan

Health Canada vừa công bố kết quả kiểm nghiệm các thuốc nhóm sartan tại Canada. Các hoạt chất được kiểm nghiệm bao gồm valsartan, candesartan, irbesartan, losartan và olmesartan của nhiều chế phẩm khác nhau như một phần của hợp tác quốc tế nhằm xác định tạp chất có trong các thuốc chứa sartan tại Canada và trên thế giới.

Health Canada đã kiểm nghiệm 48 mẫu của 43 sản phẩm khác nhau và không xác định thêm vấn đề mới về an toàn thuốc. Trong 48 mẫu, có 6 mẫu là valsartan của 4 sản phẩm được phát hiện có chứa tạp chất với hàm lượng cao hơn giới hạn an toàn. Cả 4 sản phẩm đã bị thu hồi tại Canada

(Ảnh minh họa: nguồn internet)

 

Các biện pháp sau để giảm thiểu nguy cơ

- Yêu cầu các công ty thu hồi sản phẩm có chứa NDMA va NDEA vượt quá hàm lượng cho phép, theo dõi những ảnh hưởng sau khi thu hồi

- Yêu cầu và đánh giá thông tin từ các công ty về quy trình sản xuất của 5 thuốc sartan, từ đó xác định nguyên nhân có thể dẫn tới xuất hiện tạp chất và các biện pháp giảm thiểu

- Ngừng nhập khẩu các nguyên liệu dược chất và yêu cầu kiểm tra hàng tồn kho đã nhập khẩu từ nhà máy tại Chuannan của Zhejiang Huahai Pharmaceuticals, Trung Quốc, vì những lo ngại về quy trình và thực hành sản xuất

- Kiểm nghiệm tạp chất NDMA và NDEA trong 5 mẫu thuốc sartan

- Yêu cầu công ty kiểm nghiệm tạp chất NDMA và NDEA trong 5 thuốc sartan

 

Thông tin cho bệnh nhân

Dựa trên các thông tin trước đây về NDEA và NDMA, Health Canada cho rằng không có nguy cơ trước mắt khi bệnh nhân dùng các loại thuốc chứa các tạp chất này; bệnh nhân có nguy cơ mắc ung thư khi sự phơi nhiễm lâu dài với các tạp chất vượt quá hàm lượng giới hạn an toàn. Bệnh nhân chỉ nên ngừng thuốc theo khuyến cáo của cán bộ y tế.

 

Nguồn: http://canhgiacduoc.org.vn/CanhGiacDuoc/DiemTin/1183

D. THÔNG TIN VỀ QUẢN LÝ THUỐC

Công văn số 32/SYT-NVD ngày 07 tháng 01 năm 2019 của Sở Y tế Sơn La về việc đình chỉ lưu hành và thu hồi thuốc Toff Plus Capsules; Rhumenol Flu 500NK; Pamagin C.

Các thuốc trên bị rút số đăng ký lưu hành, đình chỉ lưu hành và thu hồi trên toàn quốc với lý do: Cơ quan quản lý dược Ấn Độ đã có quyết định rút giấy phép lưu hành và thu hồi thuốc.

Bệnh viện đã tiến hành rà soát danh mục thuốc sử dụng tại đơn vị và Nhà thuốc. Hiện tại đơn vị không có ba loại thuốc trên.

Mọi ý kiến đóng góp và yêu cầu thông tin thuốc gửi về:

TỔ DƯỢC LÂM SÀNG

Khoa Dược – Bệnh viện đa khoa Thảo Nguyên huyện Mộc Châu

Email: khoaduocbvdkthaonguyen@gmail.com

 

Chỉ đạo nội dung:

BS.Trần Hữu Hùng

Ban Biên Tập: Tổ Dược lâm sàng

DS. Trần Thị Hồng

DS. Nguyễn Phan Thị Bảo Dương

DS. Ma Thanh Hằng

Chuyên khoa mũi nhọn

MỔ PHACO

MỔ NỘI SOI

XÉT NGHIỆM

HỆ THỐNG OXI

HỒI SỨC CẤP CỨU

CHỤP CẮT LỚP
Hotline
 
Cấp cứu - 0965.391.414

Tin Mới
Thư viện ảnh

Thống kê truy cập
00109
Hôm nay: 0084
Hôm qua: 0058
Trong tuần: 0506
Trong tháng: 1199
Tất cả: 5511
 
 
 
 
 
Bệnh viện đa khoa Thảo Nguyên
 
 
Địa chỉ: TK Bệnh viện, TTNT Mộc Châu, Mộc Châu, Sơn La
 
 
Điện thoại:        02123.866.046                                  Fax: 0223.769.249
Email:benhvientnmc@gmail.com        Đường dây nóng:    0964.601.313