Trang chủ >> Chuyên khoa mũi nhọn >> CHỤP CẮT LỚP

KHOA CHỤP CẮT LỚP

  Chụp cắt lớp vi tính được đánh giá là một thành tựu vượt bậc trong chẩn đoán hình ảnh, hỗ trợ đắc lực cho bác sĩ trong quá trình chẩn đoán và tiên lượng bệnh. Vậy chụp CT là gì?

Chụp CT là gì?

Chụp CT hay chụp cắt lớp vi tính được đánh giá là một thành tựu vượt bậc trong chẩn đoán hình ảnh.

Chụp CT hay chụp cắt lớp vi tính được đánh giá là một thành tựu vượt bậc trong chẩn đoán hình ảnh.

Chụp CT (CT- Scanner) là kỹ thuật dùng nhiều tia X – quang quét lên một khu vực của cơ thể theo lát cắt ngang phối hợp với xử lý bằng máy vi tính để có được hình ảnh 2 chiều hoặc 3 chiều của bộ phận cần chụp.

Chụp CT cung cấp hình ảnh chi tiết hơn so với chụp X quang.

Chụp CT được sử dụng trong những trường hợp nào?

Bác sĩ có thể đề nghị người bệnh chụp CT để:

·         Chẩn đoán các rối loạn ở cơ và xương, chẳng hạn như khối u xương hay gãy xương.

·         Xác định vị trí của một khối u, nhiễm trùng hoặc cục máu đông.

·         Hỗ trợ phẫu thuật, sinh thiết và xạ trị.

·         Phát hiện và theo dõi các bệnh như ung thư, bệnh tim…

·         Giám sát hiệu quả điều trị, chẳng hạn như trong điều trị ung thư.

·         Phát hiện nội thương và chảy máu trong.

Những rủi ro khi chụp CT

·         Phơi nhiễm phóng xạ

Khi chụp CT, người bệnh có tiếp xúc một thời gian ngắn với bức xạ ion hóa. Lượng bức xạ trong chụp CT là lớn hơn so với chụp X quang vì chụp CT tập hợp các thông tin chi tiết hơn. Chưa có nghiên cứu nào cho thấy chụp CT có thể gây ra những tác hại lâu dài mặc dù một số thông tin cho biết phơi tiếp xúc với bức xạ có thể gây ung thư.

Chưa có nghiên cứu nào cho thấy chụp CT có thể gây ra những tác hại lâu dài.

Chưa có nghiên cứu nào cho thấy chụp CT có thể gây ra những tác hại lâu dài.

Tuy nhiên người bệnh hoàn toàn có thể yên tâm vì nguy cơ tiềm năng này là rất nhỏ và hiếm khi xảy ra. Các bác sĩ thường sử dụng liều thấp nhất của bức xạ để có được các thông tin y tế cần thiết. Ngoài ra hiện nay các loại máy mới, nhanh hơn và đòi hỏi ít bức xạ hơn so với trước đây.

·         Gây hại cho thai nhi

Những người đang mang thai cần thông báo cho bác sĩ trước khi có ý định chụp CT. Mặc dù các bức xạ từ chụp CT không làm tổn thương tới thai nhi, nhưng các bác sĩ thường khuyên người mẹ chuyển sang các xét nghiệm khác, chẳng hạn như siêu âm hay chụp cộng hưởng từ (MRI) để tránh cho bé khỏi phơi nhiễm với bức xạ.

·         Phản ứng với vật liệu tương phản

Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể yêu cầu người bệnh tiêm tĩnh mạch cánh tay một loại thuốc nhuộm đặc biệt được gọi là vật liệu tương phản trước khi chụp CT. Mặc dù rất hiếm khi xảy ra nhưng vật liệu tương phản có thể gây ra các vấn đề y tế hoặc các phản ứng dị ứng.

Hầu hết các phản ứng đều rất nhẹ và chỉ gây phát ban hoặc ngứa. Trong trường hợp hiếm hoi, phản ứng dị ứng có thể rất nghiêm trọng, thậm chí đe dọa tính mạng. Thông báo cho bác sĩ nếu trước đó đã từng bị dị ứng với vật liệu tương phản.

Cần chuẩn bị gì trước khi chụp CT?

Nếu trẻ sơ sinh hoặc trẻ mới biết đi được yêu cầu chụp CT, bác sĩ có thể đề nghị sử dụng thuốc an thần để giữ cho trẻ bình tĩnh, nằm yên tại chỗ

Nếu trẻ sơ sinh hoặc trẻ mới biết đi được yêu cầu chụp CT, bác sĩ có thể đề nghị sử dụng thuốc an thần để giữ cho trẻ bình tĩnh, nằm yên tại chỗ.

Tùy thuộc vào vị trí nào của cơ thể cần chụp CT, người bệnh có thể được yêu cầu:

·         Cởi quần, áo và mặc áo do bệnh viện cung cấp

·         Tháo bỏ các dị vật bằng kim loại, chẳng hạn như thắt lưng, đồ trang sức, răng giả và kính đeo mắt, có thể gây trở ngại cho quá trình chụp CT.

·         Không được ăn, uống trong một vài giờ trước khi chụp CT.

Vật liệu tương phản giúp làm nổi bật cấu trúc của một bộ phận nào đó trong cơ thể cần kiểm tra chi tiết. Vật tương phản có thể được đưa vào cơ thể qua đường uống, tiêm hoặc dung dịch thụt.

Nếu trẻ sơ sinh hoặc trẻ mới biết đi được yêu cầu chụp CT, bác sĩ có thể đề nghị sử dụng thuốc an thần để giữ cho trẻ bình tĩnh, nằm yên tại chỗ. Trẻ di chuyển có thể làm mờ hình ảnh và dẫn tới kết quả không chính xác.

                                                              Quá trình chụp CT

Chụp CT không gây đau và chỉ mất một vài phút.

Chụp CT không gây đau và chỉ mất một vài phút.

Chụp CT không gây đau và chỉ mất một vài phút. Toàn bộ thủ tục từ lúc chuẩn bị cho tới khi tiến hành chụp CT kéo dài khoảng 30 phút.

Sau khi hoàn thành xong chụp CT, người bệnh có thể trở lại sinh hoạt như bình thường. Những người nhận vật liệu tương phản sẽ nhận được hướng dẫn đặc biệt. Trong một số trường hợp, bạn có thể được yêu cầu nghỉ ngơi một thời gian ngắn trước khi rời đi để đảm bảo không có dấu hiệu bất thường nào. Các bác sĩ cũng yêu cầu bạn uống nhiều nước để giúp thận nhanh chóng loại bỏ các vật liệu tương phản trong cơ thể.

Nhằm phục vụ nhu cầu khám chữa bệnh của người dân, Bệnh viên đa khoa Thảo Nguyên đã đầu tư hệ thống máy chụp cắt lớp hiện đại cho phép chẩn đoán sọ não, lồng ngực, ổ bụng, xương khớp... Điều này sẽ tạo cơ hội cho người bệnh phát hiện chính xác các vùng tổn thương, khu trú ổ bệnh... qua đó xây dựng được phác đồ điều trị chuẩn xác hơn.

 

Chuyên khoa mũi nhọn

MỔ PHACO

MỔ NỘI SOI

XÉT NGHIỆM

HỆ THỐNG OXI

HỒI SỨC CẤP CỨU

CHỤP CẮT LỚP
Hotline
 
Cấp cứu - 0965.391.414

Tin Mới
Thư viện ảnh

Thống kê truy cập
00258
Hôm nay: 1608
Hôm qua: 2835
Trong tuần: 7936
Trong tháng: 37623
Tất cả: 397974
 
 
 
 
 
Bệnh viện đa khoa Thảo Nguyên
 
 
Địa chỉ: TK Bệnh viện, TTNT Mộc Châu, Mộc Châu, Sơn La
 
 
Điện thoại:        02123.866.046                                  Fax: 0223.769.249
Email:benhvientnmc@gmail.com        Đường dây nóng:    0964.601.313