Trang chủ >> Thường thức >> [Cẩm nang du lịch Mộc Châu] 5 cách sơ cứu thương khi phượt cho . . .

Vết thương chảy máu, có dị vật, gãy xương, bong gân, khớp, chấn thương vùng cổ… là những chấn thương không thể tránh khỏi được trên cung đường phượt. Vậy làm thế nào khi gặp phải những tình huống trên, các bạn hãy cùng tham khảo những bí kíp và hướng dẫn cách sơ cứu thương khi đi du lịch Mộc Châu dưới đây cho chuyến đi chuyến đi của mình nhé.

 

I. Cách sơ cứu thương khi phượt 1. Chuẩn bị dụng cụ để sơ cứu khi phượt Đi phượt cần chuẩn bị những gì? Bên cạnh những vật dụng cần thiết như quần áo, đồ ăn, thì thuốc men, dụng cụ y tế… cũng là những vật dụng mà bạn không thể thiếu trong hành trình của mình như:

  • Dung dịch sát trùng oxy già
  • Cồn y tế
  • Băng y tế
  • Kéo
  • Tăm bông
  • Kim băng
  • Miếng dán y tế

Chuẩn bị dụng cụ để sơ cứu khi phượt

 

2. Sơ cứu cầm máu vết thương Đây là chấn thương mà các phượt thủ thường gặp nhất trên đường đi. Với mỗi loại vết thương bạn sẽ có cách xử lí khác nhau. Đối với những người có vết thương nhỏ thì việc cầm máu trở nên đơn giản, thế nhưng với vết thương lớn nếu không biết cách sơ cứu sẽ khiến máu bị mất nhiều, gây nguy hiểm.    Dấu hiệu nhận biết:Da bị rách hoặc dập nát. Vết thương hở miệng hoặc đầu xương chọc ra ngoài. Có thể thấy máu phun thành từng tia. Nạn nhân có triệu chứng run, lạnh, vã mồ hôi và da tái xanh. Đối với trường hợp này cần được sơ cứu kịp thời, tránh để mất nhiều máu có thể gây tử vong.

Cách sơ cứu đối với cầm máu vết thương như sau:

2.1. Nhận biết vị trí vết thương để có cách cầm máu nhanh

Vị trí chảy máu được phân ra làm 3 đó là chảy máu ở mao mạch, ở tĩnh mạch và ở động mạch. Mức độ nguy hiểm sẽ tăng dần từ mao mạch đế tĩnh mạch và động mạch.
- Chảy máu mao mạch: Mao mạch là hệ thống nhỏ li ti chằng chịt đưa máu đi nuôi các mô trong cơ thể. Mao mạch phụ thuộc vào 2 mạch lớn là động mạch và tĩnh mạch.
Nếu bạn thấy vết thương chảy máu chậm, tràn ra từ từ sau đó tự động đông lại trong vài phút thì có nghĩa là vết thương chỉ gây tổn thương ở mao mạch.
- Chảy máu tĩnh mạch: Nếu máu có màu sẫm, chảy từ từ, hình thành máu đông thì đó là chảy máu tĩnh mạch. Tuy nhiên, nếu thấy chảy máu ồ ạt thì có nghĩa là đang chảy máu tĩnh mạch cảnh, tĩnh mạch chủ, cần phải cấp cứu ngay kẻo nguy hiểm.
- Chảy máu động mạch: Động mạch là mạch máu chính đưa máu từ tim đi nuôi cơ thể. Khi thấy máu phun thành tia và theo nhịp đập của tim nhanh hay chậm thì chính là chảy máu tĩnh mạch.
Cần tiến hành cầm máu vết thương nhanh nhất và khẩn trương đưa nạn nhân đến cơ sở y tế.
 
2.2. Các cách cầm máu vết thương cơ bản:
Đối với các vết thương mao mạch, máu chảy từ từ và sẽ tự động đông máu trong vài phút thì bạn chỉ cần tiến hành những biện pháp cầm máu đơn giản như dùng bông, gạc chặn lại.
Tuy nhiên, với những vết thương ở động mạch hoặc tĩnh mạch, cần phải cầm máu bằng dụng cụ y tế chuyên dụng giúp máu ngừng chảy. Các thao tác này cố gắng tiến hành trong vòng 5 phút để tránh mất máu cho nạn nhân.
 
- Gấp chi tối đa: Khi chi bị gấp mạnh, động mạch cũng bị gấp và đè ép bởi các khối cơ bao quanh làm cho máu ngừng chảy. Chỉ áp dụng ở những vết thương không có gãy xương kèm theo.
 
- Ấn động mạch: Dùng ngón tay, có thể bằng một ngón cái, 2 ngón cái, 4 ngón tay khác hoặc cả nắm tayấn vào động mạch trên đường đi của nó từ tim đến vết thương. Động mạch bị ép chặt giữa ngón tay và nền xương làm cho máu ngừng chảy ngay tức khắc.
Cách này phải tiến hành rất khẩn trương, không nên cởi quần áo của nạn nhân.
 
- Dùng băng ép: Băng các vòng băng xiết tương đối chặt, đè ép mạch vào các bộ phận bị tổn thương, tạo điều điện thuận lợi cho việc hình thành các cục để cầm máu. Thích hợp với các vết thương không có tổn thương không có thương tổn mạch máu lớn.
 
Cách làm băng ép.
- Đặt một lớp gạc - bông hút phủ kín vết thương.
- Đặt lớp bông mỡ dày trên lớp bông gạc.
Băng theo kiểu vòng xoắn hoặc số 8, các vòng băng xiết tương đối chặt phương pháp này áp dụng cho mọi loại vết.
 
- Băng chèn: Băng chèn là một dạng băng ép nhưng có thêm vật chèn lên các vị trí động mạch, tạo điều kiện cho vết thương hình thành cục máu đông. Phương pháp này dùng cho vết thương không thương tổn tới mạch máu lớn.
Con chèn được đặt trên đường đi của động mạch, giữa vết thương và tim, càng sát vết thương càng tốt, sau đó băng cố định con chèn bằng nhiều vòng xiết tương đối chặt theo kiểu vòng tròng hoặc số 8.
 
Hai yêu cầu cơ bản:
- Đặt con chèn đúng đường đi của động mạch.
- Các vòng băng cố định con chèn phải xiết tương đối chặt.
 
- Băng đút nút: Băng đút nút là một loại băng ép có thêm một số bấc gạc để nhét nút vào vết thương, thích hợp với các vết thương động mạch ở sâu, giữa các kẽ xương, vùng cổ, chậu.
 
Cách làm: Dùng kẹp hoặc nỉaấn gạc đến đáy vết thương, ấn chặt để gây đè ép các mạch máu. Sau đó băng ép như trên.
 
- Băng kẹp để tại chỗ: Dùng kẹp cầm máu kẹp cả cụm các mạch máu và tổ chức xung quanh để kẹp tại chỗ, thường hay áp dụng với vết thương rộng và nông để cầm máu sau đó chuyển người bị thương về cơ sở y tế.
 
- Garo: Garo là biện pháp cầm máu tạm thời bằng dây cao su hoặc dây vải xoắn chặt vào đoạn chi để làm ngừng sự lưu thông máu từ phía trên xuống phía dưới của chi.
Một garo thực hiện đúng yêu cầu kỹ thuật sẽ cắt đứt hoàn toàn sự lưu thông máu từ trên xuống và ngược lại. Tuy nhiên, nếu garo không đúng hoặc để lâu quá 60 - 90 phút sẽ làm hoại tử đoạn chi ở phía dưới garo. Vì vậy khi đặt garo phải thường xuyên nới garo, khoảng 4 - 5 phút nới 1 lần.
Khi nới garo cần có một người giữ phía trên động mạch sau đó một người sẽ nới garo từ từ. Sau khi nới garo không thấy máu chảy ở mạch vết thương thì có thể không cần thắt lại garo nữa.
Trên đây là những cách cầm máu cơ bản. Đối với những vết thương lớn, máu chảy nhiều thì sau khi sơ cứu phải đưa nạn nhân đến cơ sở y tế ngay lập tức để được theo dõi và truyền máu nếu cần thiết.
 
Với vết thương nhỏ chảy máu ở mao mạch chỉ cần vệ sinh sạch sẽ và cầm máu cơ bản bằng bông gạc bình thường là đủ.

3. Sơ cứu vết thương phần mềm

Vết thương phần mềm là các thương tích gây rách da và làm tổn thương phần mềm dưới da. khi nói đến vết thương phần mềm là nói đến các tổn thương của da, mô liên kết dưới da, gân và cơ.

Có rất nhiều loại gây chảy máu, trong đó nguy hiểm nhất là đứt động mạch gây mất máu nhiều và cấp tính nên cần xử trí cấp cứu ngay.
 
Xử lý vết thương phần mềm đòi hỏi phải cầm máu vết thương kịp thời và tránh làm vết thương bị nhiễm khuẩn.
 

 
* Trong mọi trường hợp, điều đầu tiên bạn phải làm là cầm máu.
 
Bước 1: Nhanh chóng cho người bị nạn nằm xuống và nâng cao phần bị mất máu lên trên.
 
Bước 2: Lau bụi bẩn hoặc dị vật ở trên vết thương. TUYỆT ĐỐI KHÔNG cố gắng loại bỏ các dị vật quá lớn hoặc đâm quá sâu.
 
Bước 3: Nhanh chóng ép trực tiếp lên vết thương. Nếu có điều kiện thì đặt lên vết thương một miếng gạc hoặc vải sạch trước khi ép trực tiếp.

 

Nếu vết thương chảy máu nhiều, ĐỪNG lãng phí thời gian tìm kiếm băng gạc, hãy dùng chính bàn tay của bệnh nhân hay bàn tay của bạn để ép vết thương lại (nếu nạn nhân không thể tự làm việc này) và nhanh chóng đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất.

 

 

* Đặt garô là biện pháp cầm máu bằng dây cao su hoặc dây vải xoắn chặt vào đoạn chi. Đối với các trường hợp vết thương cụt chi, hoặc chi bị đứt gần lìa; chi bị giập nát quá nhiều biết chắc không thể bảo tồn được; vết thương mạch máu đã áp dụng những biện pháp cầm máu nói trên mà không có kết quả thì ta dùng garo để cầm máu.

 

4. Cố định gãy tay chân

 

Gãy tay chân khi đi phượt có thể do bị hụt chân bám không chặt nên té ngã từ trên cao xuống. Bên cạnh đó, còn có những vết trầy xước nên chân không thể cử động, có thể đã bị gãy.   Sơ cứu chấn thương trên đường phượt, đối với trường hợp cố định gãy tay chân bạn cần dùng khăn gấp lại hoặc dây bản rộng buộc garô chân sao cho gần vết thương càng tốt. Khoảng 30 phút cần kiểm tra nới lỏng một lần. Lưu ý, không nên dùng những sợi dây mảnh để buộc vì có thể gây tổn thương vùng bị thương và nghẽn máu.

Thực hiện như sau:
- Cách sơ cứu trường hợp gãy xương kín: Có thể dùng đá lạnh giảm đau ban đầu cho bệnh nhân, sau đó chuẩn bị một số dụng cụ cần thiết như: nẹp gỗ, băng cuốn và bông...

 

 

Cách sơ cứu xương gẫy kín 

 Trường hợp gãy xương hở là lúc này xương đã đâm ra ngoài làm rách ra thịt, trường hợp này cần thực hiện cầm máu ngay để tránh trường hợp mất máu quá nhiều gây shock dẫn tới tử vong. Vì vậy tiến hành sơ cứu vết gãy xương hở là rất cần thiết và thực hiện nhanh chóng dứt khoát.

Nếu có vật cứng đâm vào da thi không nên lấy chúng ra vì làm thế sẽ làm bệnh nhân mất máu nhiều hơn, trường hợp  mất máu do xương đâm ra ngoài thì nên để bệnh nhân ngồi yên tại chỗ và tiến hành cầm máu bằng vải sạch. Có thể cho bệnh nhân uống thuốc chống sốc để hạn chế trường hợp hôn mê.

Sau đó bạn dùng nẹp gỗ nẹp cố định như vết thương kín ở trên, trong trường hợp máu không lưu thông tại vùng bị nẹp gây tái nhợn xương tím thì cần tháo lỏng băn cuốn ra tránh tình trạng thiếu máu dẫn tới hoại tử xương khớp. Nếu là gãy tay thì sau khi băng bó nên có băng đeo vào cổ cố định để giảm đau trên đường đi. 

 

 

Cách sơ cứu xương gẫy kín

Lưu ý: sơ cứu thương khi đi phượt, đối với gãy xương cẳng chân bạn đặt hai nẹp bằng gỗ hoặc tre ở trong và ngoài chi bị gãy từ giữa đùi đến quá cổ chân, rồi dùng băng để cố định lại. Đối với tay cũng vậy, bạn đặt nẹp mặt trước và mặt sau cẳng tay buộc cố định hai nẹp vào bàn tay và cẳng tay. Cuối cùng dùng dây treo cẳng tay theo góc 90 độ để cố định.

 

5. Sơ cứu say nắng, ngất xỉu

Đi phượt vào khoảng thời gian nóng bức, khi băng qua rừng thường dễ bị đổ mồ hôi trộm, choáng váng, mặt mũi tái nhợt và sau đó ngã xuống. Đây là dấu hiệu của việc bị say nắng, ngất xỉu.   Cách sơ cứu chấn thương khi đi phượt cần biết khi bị say nắng hoặc ngất xỉu. Bạn cần nhanh chóng đặt nạn nhân nằm xuống, sau đó nâng chân nạn nhân lên cao và quan sát nhịp thở. Lưu ý, nên thực hiện sơ cứu tại khu vực thoáng mát và trong lành. Khi nạn nhân tỉnh, nhẹ nhàng nâng họ ngồi dậy và cho uống nước. Đối với trường hợp lâu bình phục, cần yêu cầu nạn nhân cúi đầu giữa hai đầu gối và hít thở thật sâu. Trong trường hợp cần thiết có thể tiến hành hô hấp nhân tạo.

Sơ cứu say nắng, ngất xỉu

6. Ngăn độc rắn cắn   Trên đường di chuyển khi phượt khi đi qua bụi rậm trong rừng, nếu có thành viên trong đoàn bị rắn cắn bạn cần lưu ý những sơ cứu dưới đây: Sơ cứu bị rắn cắn khi phượt, trước hết cần đặt nạn nhân ngồi yên sau đó phong tỏa khu vực xung quanh để đảm bảo an toàn. Lưu ý, không được động vào phần cơ thể bị rắn cắn vì có thể làm chất độc càng lan nhanh hơn gây nguy hiểm.   Lưu ý khi sơ cứu bị rắn độc cắn trên đường phượt

Trong trường hợp nạn nhân có triệu chứng trào đờm, sụp mi, mắt mờ, nuốt khó, sưng nề… là dấu hiệu do rắn độc cắn. Người bị rắn lục có triệu chứng rối loạn đông máu và xuất huyết, còn rắn hổ ảnh hưởng tới trung ương, gây liệt, suy hô hấp và ngừng thở…   Cần lưu ý, trong trường hợp bị rắn lục cắn tuyệt đối không được băng garô, không rạch hoặc hút máu vì có thể dẫn tới hoại tử, rạch rộng làm chảy máu cũng không cầm được. Do vậy, bạn chỉ cần tẩy nọc, băng ép và chuyển nạn nhân tới bệnh viện nhanh nhất có thể.   Nếu bị rắn hổ cắn, cần nhanh chóng buộc garô phía trên vết cắn 3-5 cm, cần dùng dây to bản để làm giảm vết thương. Sau đó rửa sạch vết cắn bằng xà phòng và nước. Dùng dao rạch sạch vết thương hình chữ thập rộng dài khoảng 2cm và nặn máu độc ở chỗ rắn cắn, nhanh chóng đưa bệnh nhân tới cơ sở y tế gần nhất.

Trên đây, là những cách sơ cứu thương khi đi du lịch Mộc Châu: Dấu hiệu nhận biết & xử lý mà Bệnh viện Đa Khoa Thảo Nguyên muốn chia sẻ với các bạn. Hy vọng, có thể cung cấp cho các bạn những thông tin cần thiết và bổ ích cho chuyến đi của mình thêm an toàn. Bài viết có thể chưa cung cấp đầy đủ hướng dẫn cho các bạn lần đầu đi phượt. Nếu bạn có những thông tin hữu ích nào từ chuyến đi thực tế của mình, có thể chia sẻ dưới bài viết để cùng tham khảo nhé.

Trong quá trình du lịch Mộc Châu nếu gặp bất cứ vấn đề gì liên quan đến hỗ trợ y tế các bạn nhớ liên hệ đến số hotline của Bệnh viện Đa Khoa Thảo Nguyên để nhận được hỗ trợ nhanh chóng và kịp thời nhất nhé.

Số điện thoại: 02123866046 - Đường dây nóng: 0964601313

Chuyên khoa mũi nhọn

MỔ PHACO

MỔ NỘI SOI

XÉT NGHIỆM

HỆ THỐNG OXI

HỒI SỨC CẤP CỨU

CHỤP CẮT LỚP
Hotline
 
Cấp cứu - 0965.391.414

Tin Mới
Thư viện ảnh

Thống kê truy cập
00080
Hôm nay: 0066
Hôm qua: 0211
Trong tuần: 14727
Trong tháng: 302151
Tất cả: 302151
 
 
 
 
 
Bệnh viện đa khoa Thảo Nguyên
 
 
Địa chỉ: TK Bệnh viện, TTNT Mộc Châu, Mộc Châu, Sơn La
 
 
Điện thoại:        02123.866.046                                  Fax: 0223.769.249
Email:benhvientnmc@gmail.com        Đường dây nóng:    0964.601.313